Trong hàng ngàn mối quan tâm hàng ngày của người tiêu dùng và các cơ quan quản lý về thực phẩm thì câu chuyện thực phẩm an toàn vẫn đang là chủ đề nóng bỏng trên hết, và trứng sạch là một trong số đó. Thế nhưng, không phải người tiêu dùng nào cũng được trang bị đủ kiến thức để hiểu thế nào là trứng sạch và an toàn (từ đây sẽ dùng từ “sạch” theo nghĩa “sạch và an toàn”). Trên quan điểm thực phẩm sạch và an toàn thì khái niệm trứng sạch cần phải được hiểu sạch “từ trong ra ngoài”. Như vậy, liệu có phải trứng được rửa sạch, đóng gói và dán nhãn thì đã là trứng sạch?
Sạch tại nguồn – sạch từ bên trong:
Đầu tiên, muốn có trứng sạch thì đàn gà mái phải khỏe mạnh và lý lịch rõ ràng về nguồn gốc và ngay cả đàn gà bố mẹ của chúng cũng phải khỏe mạnh; trạm ấp trứng và hệ thống trại nuôi gà mái tơ phải đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thú y. Về mặt này, hiện trạng chăn nuôi nước ta, đa số các trang trại chăn nuôi gà đẻ công nghiệp có thể thực hiện được, nhưng đối với những nhà nuôi gà thả rong nhỏ lẻ thì hơi khó thực hiện.
Thứ hai, hệ thống trang thiết bị phù hợp cho việc kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi đảm bảo giữ ổn định sức khỏe đàn gà khỏi những tác động xấu của thời tiết, đặc biệt trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng khó lường. Khi sức khỏe đàn gà mái tốt và giữ ổn định thì trứng do chúng đẻ ra sẽ đạt phẩm chất đồng đều và ở mức tuyệt vời nhất.
Thứ ba, gà mái ăn gì sẽ tạo quả trứng đó. Vì vậy chất lượng thức ăn cho gà có đạt chuẩn an toàn thực phẩm thì mới kỳ vọng thu về quả trứng sạch. Để đạt được điều này, nhà chăn nuôi cần đoan chắc rằng những thứ cho gà ăn đã được kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và có thể truy xuất nguồn gốc theo qui định của pháp luật. Xét về mặt này, nhà chăn nuôi đồng thời là nhà đóng gói và phân phối trứng ra thị trường sẽ có lợi thế hơn các đơn vị chỉ đóng gói và phân phối khác, do họ đã chủ động kiểm soát và hiểu rõ đàn gà được cho ăn những gì, nguồn gốc như thế nào. Những nhà chăn nuôi nhỏ lẻ tự pha trộn thức ăn bằng các thực liệu được mua gom từ nhiều nhà cung cấp không có hồ sơ truy xuất nguồn gốc, nếu không đủ điều kiện về trang thiết bị phân tích kiểm nghiệm thì liệu rằngchất lượng thực liệu cho gà ăn có đạt chuẩn an toàn thực phẩm hay không, đặc biệt là đối với gà thả rong càng khó kiểm soát. Đây là một câu hỏi lớn, cần câu trả lời từ nhiều bên liên quan. Thứ tư, trại nuôi sử dụng vaccine và thuốc thú y nhằm mục đích đảm bảo duy trì sức khỏe đàn gà luôn trong trạng thái khỏe mạnh tối ưu. Tuy nhiên, nhà chăn nuôi chỉ nên sử dụng các loại thuốc và chế phẩm có thể truy xuất nguồn gốc và đã được cơ quan chức năng cho phép lưu hành. Đặc biệt, các loại thuốc thú y phải được bảo quản và sử dụng theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất nhằm tránh tồn dư thuốc trong trứng, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, khi đó mới đảm bảo trứng sạch và an toàn.
Thứ năm, nước là thành phần quan trọng cấu thành nên trứng, chiếm hơn 70% khối lượng quả trứng. Do đó kiểm soát chất lượng nước uống cho gà đạt tiêu chuẩn nước uống an toàn cũng là một mối quan tâm lớn. Nhiều trang trại chăn nuôi hiện nay chỉ lấy nước giếng bơm thẳng vào hệ thống cho gà uống. Nước uống chưa qua khâu xử lý phù hợp để loại bỏ vi sinh và các chất độc hại, khi gà uống vào, chúng có thể tồn dư trong trứng và đây sẽ làmột mối nguy cho sức khỏe người tiêu dùng.
Thứ sáu, chất lượng không khí trong chuồng nuôi bị ô nhiễm chẳng những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đàn gà mà còn có thể gây nhiễm chéo vào trứng. Trên bề mặt vỏ trứng có khoảng hơn 7.000 lổ li ti và chất ô nhiễm hoặc vi sinh gây bệnh trong không khí ô nhiễm có thể theo các lổ này xâm nhập vào trứng. Vì vậy, các nhà chăn nuôi cần quan tâm kiểm soát chất lượng không khí chuồng nuôi để luôn đảm bảo trứng đạt chuẩn an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Sạch tại khâu trong bảo quản, lưu thông và phân phối trứng: Vai trò và trách nhiệm của khâu bảo quản, lưu thông và phân phối cũng góp phần quan trọng trong việc giữ phẩm chất trứng sạch và an toàn cho người tiêu dùng. Dù ban đầu trứng đã được sản xuất, khử trùng và bảo quản đúng cách tại nguồn với phẩm chất đã công bố an toàn thực phẩm cho người, nhưng trong suốt hành trình từ kho nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng mà trứng không được bảo quản vận chuyển trong điều kiện thích hợp thì phẩm chất trứng cũng có thể bị tác động bởi môi trường bên ngoài.
Thứ nhất, khâu vận chuyển và lưu kho trung chuyển: Trứng thương phẩm, là loại thực phẩm cho người nên cần được vận chuyển bằng xe chuyên dùng đủ điều kiện vệ sinh để chuyên chở thực phẩm. Trong điều kiện lý tưởng, nếu trứng là đã được bảo quản ở kho mát 7°C thì phải dùng xe mát 7°C để vận chuyển và kho mát 7°C để bảo quản; nếu trứng đã được bảo quản 23 – 25°C thì dùng xe bảo ôn 23 – 25°C để chuyên chở và nhiệt độ kho quản cũng 23 – 25°C. Đặc biệt, xe dùng vận chuyển trứng hay kho bảo quản trứng không được dùng để vận chuyển hoặc bảo quản cùng chung với hóa chất có mùi, hóa chất độc hại hoặc các nguồn có thể gây nhiễm khuẩn khác (như súc vật sống, phân súc vật…), vì mùi hóa chất hoặc chất gây ô nhiễm, vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong trứng qua hơn 7.000 lổ nhỏ li ti trên bề mặt vỏ trứng.
Thứ hai, khâu trưng bày tại điểm bán hàng và tại gia đình: Để đảm bảo phẩm chất trứng luôn tươi ngon và an toàn cho người tiêu dùng, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn cách bảo quản của nhà sản xuất. Phẩm chất của trứng sẽ thay đổi nhiều hay ít tùy thuộc vào nhiệt độ và cách bảo quản, cũng như thời gian bảo quản trứng trong quá trình lưu thông,bày bán và sử dụng.
Như vậy để có được quả trứng sạch “từ trong ra ngoài” đúng nghĩa cần sự quan tâm, chăm chút và trách nhiệm của rất nhiều bên liên quan trong hành trình của trứng. Mỗi công đoạn trong đó cần được kiểm soát nghiêm ngặt sự tuân thủ các điều kiện của ngành và của pháp luật. Để quả trứng thật sự sạch và an toàn cho người tiêu dùng thì cần có giải pháp truy xuất tận gốc trách nhiệm của từng khâu, từng bên liên quan trong suốt hành trình của trứng từ trang trại cho đến người tiêu dùng..Trong hàng ngàn mối quan tâm hàng ngày của người tiêu dùng và các cơ quan quản lý về thực phẩm thì câu chuyện thực phẩm an toàn vẫn đang là chủ đề nóng bỏng trên hết, và trứng sạch là một trong số đó. Thế nhưng, không phải người tiêu dùng nào cũng được trang bị đủ kiến thức để hiểu thế nào là trứng sạch và an toàn (từ đây sẽ dùng từ “sạch” theo nghĩa “sạch và an toàn”). Trên quan điểm thực phẩm sạch và an toàn thì khái niệm trứng sạch cần phải được hiểu sạch “từ trong ra ngoài”. Như vậy, liệu có phải trứng được rửa sạch, đóng gói và dán nhãn thì đã là trứng sạch?
Không có bình luận nào!